Áo bảo hộ lao động là gì?
Áo bảo hộ lao động hay trang phục bảo hộ nói chung là một loại trang phục được thiết kế dành riêng cho những người lao động làm trong môi trường đặc thù và chuyên nghiệp trong các lĩnh vực, ngành nghề tương đối nguy hiểm như hóa chất, xây dựng, hầm mỏ, cơ khí, vệ sinh môi trường hay y tế… với mục đích giúp hạn chế được các tác động bên ngoài, giảm thiểu tối đa tác hại từ các chất độc hại gây nguy hiểm đối với công nhân, những người làm việc và chính sức khỏe của bản thân những người tiếp xúc thường xuyên với môi trường có hại này. Do đó áo bảo hộ là phần quan trọng và thiết yếu, không thể thiếu trong quá trình làm việc để đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng.
Áo bảo hộ lao động là vật dụng không thể thiếu.
Những điều cần biết về áo bảo hộ
Trường hợp nào nên mặc áo bảo hộ lao động?
Việc sử dụng áo bảo hộ lao động thường chỉ xuất hiện tại các công trường, nhà xưởng, nhà máy cơ khí. Tuy nhiên, áo bảo hộ có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực, công việc khác nhau. Dưới đây là một số đối tượng nên sử dụng áo bảo hộ lao động để đảm bảo an toàn cho chính mình.
Những trường hợp nên sử dụng áo bảo hộ lao động.
Công nhân xây dựng
Công nhân xây dựng, kỹ sư xây dựng thường xuyên phải làm việc trong điều kiện môi trường khắc nghiệt. Không chỉ làm việc dưới nắng nóng, mà còn tiềm ẩn nguy cơ bị va đập, bám bụi, bẩn.
Áo bảo hộ lao động cho công nhân xây dựng giúp bảo vệ cơ thể khỏi các nguy cơ va đập, va chạm, hoặc rơi vật nặng. Những loại áo này có chất liệu dày dặn, chịu được lực tác động mạnh, có khả năng chống thấm nước và bụi bẩn. Áo bảo hộ là vật giúp kỹ sư, công nhân xây dựng được bảo vệ an toàn trong quá trình làm việc.
Công nhân công nghiệp
Người lao động trong các ngành công nghiệp như sản xuất, gia công kim loại, điện tử, hóa chất, cần mặc áo bảo hộ. Áo bảo hộ có vai trò bảo vệ người lao động, chống lại các nguy cơ như hóa chất, điện áp cao, nhiệt độ cực cao. Đặc biệt là tránh được các tác nhân có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Chất liệu của áo bảo hộ lao động cho ngành công nghiệp thường sẽ dày dặn nhưng thoáng khí. Đảm bảo sự thoải mái nhưng vẫn ngăn được hoá chất, tĩnh điện, có thể chịu nhiệt tốt.
Áo bảo hộ có vai trò quan trọng khi làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Lĩnh vực y tế
Bác sĩ, y tá, nhân viên y tế cần mặc áo bảo hộ để bảo vệ chống lại vi khuẩn, virus, hoặc các chất lỏng có thể gây nhiễm trùng. Đồ bảo hộ trong ngành y tế thường sẽ có áo blouse, quần y tế, mũ, khẩu trang. Đối với một số công việc đặc thù liên quan đến y tế sẽ cần áo bảo hộ có những tính chất đặc biệt hơn. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo khả năng kháng khuẩn, chống lại virus và các tác nhân có thể gây hại.
Làm việc trong ngành hoá học
Người lao động trong các nhà máy sản xuất hóa chất, xử lý chất thải cần mặc áo bảo hộ để bảo vệ chống lại các chất độc, ăn mòn, cháy nổ. Chất liệu áo thường là cao su, nhựa PVC hoặc các loại vải tổng hợp có khả năng chống hóa chất.
Làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp
Làm nông là công việc tiếp xúc với môi trường tự nhiên thường xuyên. Khi đó không thể tránh được tình trạng nắng nóng hoặc mưa gió bất thường. Bên cạnh đó còn tiếp xúc với thuốc trừ sâu, các loại hoá chất có thể gây hại cho sức khỏe con người.
Áo bảo hộ giúp bảo vệ nông dân làm việc trên cánh đồng tránh tiếp xúc với thuốc trừ sâu, động vật gây hại, hoặc ánh nắng mặt trời mạnh. Áo bảo hộ lao động cho lĩnh vực nông nghiệp thường có chất liệu là vải cotton hoặc kaki, có khả năng chống thấm nước, bụi bẩn và tia UV.
Áo bảo hộ có chất liệu gì?
Vì thấu hiểu được nỗi lo lắng của những khách hàng khi sử dụng các loại áo bảo hộ, chúng tôi giới thiệu các bạn áo bảo hộ với những chất liệu khác nhau sao cho phù hợp với từng ngành nghề. Cụ thể, áo bảo hộ có những chất liệu như sau:
Vải cotton cao cấp: đây là loại vải may mặc được ứng dụng phổ biến để may đồng phục bảo hộ hiện nay. Vải cotton được sử dụng làm áo bảo hộ vì nhiều lý do. Cụ thể, chúng có chức năng thấm mồ hôi cực kỳ tốt; vải có độ bền tốt; thường mang lại cho người mặc sự thoải mái, mát mẻ và dễ chịu.
Chất liệu làm áo bảo hộ phổ biến.
Vải kaki: vải có độ dày và cứng hơn rất nhiều so với những chất liệu làm áo bảo hộ khác. Chính vì vậy vải kaki thường được sử dụng ít phổ biến hơn so với vải cotton. Trang phục áo bảo hộ làm bằng vải kaki thường có ưu điểm là ít nhăn; có khả năng thấm hút mồ hôi đỉnh cao và giữ màu tương đối tốt.
Vải lưới dạ quang: chất vải này có khả năng tản nhiệt tốt và có hệ thống thoáng khí tốt.
Áo bảo hộ có màu sắc như thế nào?
Hiện nay, áo bảo hộ có rất nhiều màu sắc khác nhau nhằm phục vụ cho nhu cầu của người sử dụng, giúp họ có thể dễ dàng lựa chọn những màu như ý mình muốn. Thông thường các loại áp màu áo bảo hộ được dùng những màu sắc khá nổi bật như: màu cam, xanh lá chuối, xanh lục, vàng, hay màu xám,... nhằm phù hợp với từng mục đích của từng ngành nghề khác nhau.
Màu sắc của áo bảo hộ.
Kích thước của áo bảo hộ
Chẳng có gì thoải mái hơn là việc mặc những chiếc áo vừa vặn với cơ thể. Các bạn không nên chọn sản phẩm quá rộng hay quá chật vì sẽ tạo cảm giác khó chịu, thậm chí không tập trung làm việc ảnh hưởng đến quy trình công việc chung của tập thể.
Cần lựa chọn áo bảo hộ có kích thước phù hợp.
Chính vì thế, khi mua áo bảo hộ thì quý khách cần lưu ý các size chuẩn đã quy định như sau:
- Với cân nặng 45 kg - chiều cao 1m54 thì nên mang quần áo bảo hộ số 3
- Với cân nặng 50 kg - chiều cao 1m57 thì nên mang quần áo bảo hộ số 4
- Với cân nặng 55 kg - chiều cao 1m63 thì nên mang quần áo bảo hộ số 5
- Với cân nặng 60 kg, chiều cao 1m65 thì nên mang quần áo bảo hộ số 6
- Với cân nặng 65 kg, chiều cao 1m70 thì nên mang quần áo bảo hộ số 7
- Với cân nặng 70 kg, chiều cao 1m75 thì nên mang quần áo bảo hộ số 8
Với những người có cân nặng và chiều cao không thuộc các nhóm ở trên đây thì nên đặt may theo số đo riêng của mình để phù hợp nhất . Bên cạnh đó, các bạn cần lưu ý phải đo chiều cao, cân nặng thật chính xác để tránh sự thay đổi trong khi may.
Tuy nhiên, cũng tùy vào từng tạng người mà sai lệch so với bảng size quy định ở trên, nhưng không đáng kể. Bạn có thể chọn size áo bảo hộ gần với mức đo của mình. Nếu các bạn mua lẻ thì nên đến tận cửa hàng bán đồ bảo hộ để thử sẽ mua được sản phẩm chính xác hơn.
Các loại áo bảo hộ thông dụng nhất hiện nay
Hiện nay, có rất nhiều loại áo bảo hộ khác nhau trên thị trường từ thiết kế đến chất liệu vải khác nhau giúp mang lại tính hiệu quả cao nhất cho người sử dụng. Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ phân loại ra các loại đồ bảo hộ phổ biến để bạn tham khảo:
Áo bảo hộ dành cho công nhân
Đây là loại trang phục cơ bản được sử dụng nhiều trong các ngành nghề lao động bình thường như làm trong dây chuyền sản xuất và không tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ quá cao hay hóa chất độc hại cho cơ thể.
Vì không có đòi hỏi, yêu cầu quá nhiều về kỹ thuật, nhìn chung áo bảo hộ công nhân có thiết kế khá đơn giản, gọn nhẹ và thường được sử dụng chất liệu vải kaki, giúp người lao động mang sẽ cảm thấy thoải mái nhất trong suốt quá trình làm việc.
Áo bảo hộ cho công nhân.
Áo bảo hộ giúp chống hóa chất
Đặc thù của các ngành phải tiếp xúc với hóa chất nhiều, nếu không cẩn thận thì sẽ gây ra những hậu quả vô cùng đáng sợ. Chính vì thế, các bạn cần lưu ý kỹ đến chất liệu vải áo bảo hộ.
Các nhà sản xuất sẽ thường ưu tiên chọn loại vải có tính chống thấm cáo và có thể chịu được sự ăn mòn từ hóa chất. Đặc tính của loại trang phục này chính là cực kỳ dễ giặt và nhanh khô vì được may từ chất liệu vải (tổng hợp từ nilon và nhựa).
Cần lựa chọn áo bảo hộ có kích thước phù hợp.
Ngoài việc đảm bảo tính an toàn cho người lao động thì trang phục sử dụng phải có tính thoải mái và tiện dụng cao. Bên cạnh đó, để bảo vệ tính mạng mình cao nhất bạn đừng quên chọn thêm cho mình các phụ kiện đi kèm như: găng tay bảo hộ, kính bảo hộ hay là giày/ủng bảo hộ nữa nhé.
Áo bảo hộ chịu nhiệt
Đây chính là đồ bảo hộ lao động phù hợp với những môi trường có nhiệt độ cao, bạn cần chọn sản phẩm áo bảo hộ được làm từ chất liệu bạc mỏng để có thể ngăn dẫn nhiệt và tăng khả năng chịu nhiệt cao hơn.
Bên cạnh đó, áo bảo hộ nên được may vừa vặn và có độ dày vừa phải, điều này vô cùng quan trọng vì sẽ giúp bạn dễ dàng di chuyển hơn.
Cần lựa chọn áo bảo hộ có kích thước phù hợp.
Ngoài ra, trang phục áo bảo hộ được may bằng chất liệu này sẽ có độ dày vừa phải cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng vì sẽ giúp người lao động không có cảm giác ngột ngạt khi mặc, làm ảnh hưởng đến quá trình và hiệu quả lao động.
Công dụng của áo bảo hộ
Công dụng của sản phẩm chính là một trong những lý do quan trọng để các bạn lựa chọn một sản phẩm nói chung và cụ thể áo bảo hộ nói riêng. Vậy “công dụng chính của áo bảo hộ là gì?” – Công dụng áo bảo hộ giúp cho người lao động tránh được những tác nhân gây hại đến từ môi trường bên ngoài, bên cạnh việc tránh một vài công dụng nổi bật của sản phẩm này như sau:
Công dụng của áo bảo hộ.
-
Chống va đập và va chạm: Áo bảo hộ lao động thường được làm từ vật liệu chắc chắn như vải kaki, da hoặc composite. Giúp giảm thiểu nguy cơ bị tổn thương do va đập hoặc va chạm trong quá trình làm việc.
-
Bảo vệ cơ thể khỏi tác động từ chất lỏng và hóa chất độc hại: Áo bảo hộ có thể được tráng phủ hoặc làm từ vật liệu chống thấm nước, chống thấm hóa chất. Nhờ đó giúp bảo vệ da và cơ thể khỏi tiếp xúc trực tiếp với các chất lỏng, hóa chất độc hại hoặc ăn mòn.
-
Chống nguy cơ cháy nổ: Một số loại áo bảo hộ lao động được thiết kế để chống cháy hoặc ngăn ngừa lửa từ việc tiếp xúc trực tiếp với da. Chúng có thể được làm từ vật liệu chống cháy như vải không cháy hoặc có khả năng chống lửa.
-
Bảo vệ da khỏi tia UV và nhiệt độ: Trong môi trường nắng nóng hoặc làm việc gần các nguồn nhiệt độ cao, áo bảo hộ có thể được thiết kế để chống tia tử ngoại (UV). Một số loại được thiết kế lớp cách nhiệt để bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời mạnh và nhiệt độ cao.
-
Tăng nhận diện trong môi trường làm việc thiếu sáng: Áo bảo hộ lao động thường có màu sắc sáng và các dải phản quang để tăng khả năng nhận biết và tăng cường an toàn trong các môi trường làm việc có nguy cơ va chạm hoặc giao thông.
Áo bảo hộ lao động có thể kết hợp với các thiết bị bảo hộ khác như mũ bảo hiểm, kính bảo hộ, găng tay, ủng bảo hộ, giày bảo hộ và khẩu trang để đảm bảo bảo vệ toàn diện cho người lao động.
Những lưu ý khi sử dụng áo bảo hộ
Để mang lại sự an toàn cao nhất cho người sử dụng trong suốt quá trình mặc và làm việc thì bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây:
- Nếu làm trong một môi trường làm việc phải tiếp xúc nhiều với các loại máy móc thì áo bảo hộ phải đảm bảo tính thoải mái nhất định. Những sản phẩm áo bảo hộ vì có tính năng chống thấm cao, vì nếu trong trường hợp chúng bị ướt sẽ tăng nguy cơ tiếp xúc với dòng điện và ảnh hưởng xấu đến cơ thể, tính mạng người mang. Tốt nhất nên chọn áo bảo hộ được làm từ sợi Polyester
- Bên cạnh đó nên chú ý đến màu sắc của áo bảo hộ phải phù hợp với ngành nghề mà bạn đang làm. Nên ưu ái chọn lựa những màu sắc không quá nổi bật vì sẽ hạn chế vết bẩn và còn giữ được màu sắc bền lâu với thời gian.
- Nhiều nghiên cứu cho thấy, màu sắc của trang phục cũng ảnh hưởng đến tâm trạng của người lao động. Vì thế, các bạn nên chọn những gam màu dịu sẽ tạo cho họ cảm giác dễ chịu, thoải mái khi làm việc và tăng năng suất lao động tốt hơn.
- Lựa chọn những áo bảo hộ có kích thước vừa vặn với cơ thể, không quá to cũng không quá nhỏ để tránh có cảm giác thùng thình hay bị gò bó khiến bạn không thể tập trung vào công việc của mình.
Trên đây là tất cả thông tin liên quan đến áo bảo hộ mà bạn cần biết. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu phần nào về tầm quan trọng của áo bảo hộ , những loại vải cũng như lưu ý khi sử dụng sản phẩm ra sao. Hãy tiếp tục theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!
==> CLICK THAM KHẢO ĐẶT MUA NGAY CÁC SẢN PHẨM CỦA ÁO ĐIỀU HOÀ KITO CHÍNH HÃNG
Áo rời không phụ kiện có túi đá khô giá KM chỉ còn 350K
Pin rời 25.0000mAh giá KM chỉ còn 549K
2 Quạt rời 12V không chổi than giá KM chỉ còn 350K
------------------
CÔNG TY ÁO ĐIỀU HÒA KITO CHÍNH HÃNG NHẬT BẢN
Địa chỉ: Số 22 ngõ 61 Phạm Tuấn Tài - Cầu Giấy - Hà Nội
Tư vấn: 1900 0296 nhấn phím 1
Bảo hành: 0934 30 55 88(ZALO)
Sỉ/ Đại lý: 0987 35 31 33(ZALO)
Website: https://aodieuhoa.vn