aodieuhoa.vn
Đồng phục bảo hộ lao động

Lựa chọn đồng phục bảo hộ lao động phù hợp với từng ngành nghề

Đồng phục bảo hộ lao động được coi là công cụ thiết yếu đối với mọi công nhân lao động. Mỗi ngành nghề lại có những yêu cầu khác nhau cho từng bộ trang phục, vậy làm sao để lựa chọn đồng phục bảo hộ lao động phù hợp nhất với từng ngành nghề? Hãy theo dõi bài viết hôm nay của chúng tôi để nắm rõ hơn thông tin này nhé này nhé!

Thông tin chung về đồng phục bảo hộ lao động?

Đồng phục bảo hộ lao động là những bộ quần áo được may rất kỹ lưỡng và chắc chắn được thiết kế riêng cho từng ngành nghề đặc thù như môi trường hóa chất, hầm than, khai thác dầu khí, y tế,..... Do điều kiện làm việc khắc nghiệt vì vậy những người lao động, công nhân cần có đồng phục riêng để bảo hộ lao động.  

Những tiêu chí cần xem xét khi may đồng phục bảo hộ lao động

Dù làm trong ngành công nghiệp nặng hay ngành công nghiệp nhẹ thì người lao động vẫn phải đối mặt với các mối nguy hại tiềm ẩn. Do đó, mỗi ngành nghề khác nhau lại cần đặt ra các tiêu chí khác nhau để phù hợp với mục đích và môi trường sử dụng. Dưới đây là 4 tiêu chí bạn có thể xem xét khi may đồng phục bảo hộ lao động: 

Những tiêu chí cần xem xét khi may đồng phục bảo hộ lao động

1. Chất liệu

Mỗi ngành nghề khác nhau thì chất liệu làm nên bộ đồng phục của họ cũng khác nhau. Thông thường, những chất chống nắng tốt, cách điện tốt như kaki, pangrim, vải bò, vải jean, vải thô,... được ngta ưu tiên lựa chọn. 

Ví dụ, với ngành cơ khí phải tiếp xúc thường xuyên với nhiệt và lửa thì chất liệu cách nhiệt tốt như vải bò, jean, thô,... là sự lựa chọn hàng đầu. 

Ngoài ra, khi chọn may đồng phục bảo hộ lao động bạn cũng nên ưu tiên vải thấm hút mồ hôi tốt, độ bền cao và khả năng co giãn tốt để đảm bảo người lao động luôn cảm thấy thoải mái khi làm việc. 

2. Màu sắc của đồng phục

Bên cạnh yếu tố chất liệu thì màu sắc cũng là tiêu chí quan trọng bạn cần xem xét. Mỗi ngành nghề lại sở hữu màu sắc nhận dạng khác nhau tùy vào đặc tính và môi trường làm việc. Tuy nhiên, chúng được chia thành 2 nhóm màu sắc như sau: 

- Nhóm màu nổi bật (cam, vàng): tông màu cam thường được sử dụng trong ngành điện lực hoặc vệ sinh môi trường. Màu cam giúp họ nổi bật giữa đám đông cũng có ý nghĩa là cảnh báo nguy hiểm cho người đối diện chú ý. Ngoài ra, công nhân vệ sinh môi trường thường được trang bị thêm áo gile phản quang để tránh những va chạm không đáng có xảy ra trong quá trình làm việc. 

- Nhóm màu nhẹ nhàng (xanh dương, xanh lá, xám): tông màu này thường được sử dụng cho những ngành công nghiệp nhẹ như hóa chất hay dệt may, ngành xây dựng, thợ mộc,... Đồng phục bảo hộ lao động sử dụng nhóm màu nhẹ nhàng sẽ tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái cho người mặc và những người xung quanh. 

3. Kiểu dáng thiết kế đồng phục bảo hộ

Một điều bạn cần đặc biệt lưu ý đó chính là kiểu dáng thiết kế đồng phục bảo hộ lao động. Thông thường hầu hết mọi công nhân đều phải di chuyển nhiều và cử động liên tục, với một số ngành nghề đặc thù như điện lực, cơ khí còn phải đối mặt với thời tiết, nhiệt độ khắc nghiệt do đó trang phục của họ cần được thiết kế vừa phải, không quá ôm cũng không quá dài và rộng. Chính vì vậy, khi đặt may đồng phục bảo hộ lao động bạn nên nắm chắc số đo của từng công nhân để bộ trang phục được thiết kế vừa vặn nhất, vừa tạo cảm giác thoải mái vừa tăng năng suất lao động. 

Kiểu dáng thiết kế đồng phục bảo hộ

4. Giá cả

Giá cả là yếu tố cuối cùng bạn nên xem xét khi đặt may đồng phục bảo hộ lao động cho công nhân. Bạn nên tham khảo nhiều cơ sở sản xuất khác nhau để so sánh mức giá và chất lượng. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp vẫn nên ưu tiên chất lượng lên hàng đầu, không nên vì giá rẻ mà khiến người lao động phải gặp nguy hiểm trong quá trình làm việc. 

Một tip dành cho bạn đó chính là nên trực tiếp thương lượng và đặt may tại nhà sản xuất chính thức thay vì làm việc với bên trung gian. Điều này sẽ giúp bạn giảm thiểu tối đa chi phí và có thể sản xuất đúng với nhu cầu và mong muốn của bản thân. 

Phân loại đồng phục bảo hộ lao động theo một số ngành nghề

Dưới đây là đồng phục bảo hộ lao động tại một số ngành nghề bạn có thể tham khảo: 

Đồng phục bảo hộ ngành điện lực

Đồng phục bảo hộ ngành điện lực thường bao gồm những bộ phận sau: quần áo bảo hộ, mũ nón cách điện, kính bảo hộ, ủng cách điện, găng tay cách điện, dây an toàn trên cao, guốc leo cao,.... Trang phục đặc trưng của thợ điện thường được làm từ chất liệu vải sợi carbon chống tĩnh điện, có công dụng là bảo vệ họ khỏi nguy cơ điện áp cao. Bên cạnh đó đồng phục được làm từ những tông màu nổi bật như vàng cam để mọi người dễ dàng phát hiện và nhận thấy dấu hiệu cảnh báo từ xa. 

Đồng phục bảo hộ ngành xây dựng

Đồng phục bảo hộ ngành xây dựng thường bao gồm những bộ phận sau: quần áo bảo hộ, mũ nón bảo hộ, giày, ủng bảo hộ, găng tay bảo hộ, áo mưa choàng,..... 

Phân loại đồng phục bảo hộ lao động theo một số ngành nghề

Thông thường, trang phục đặc trưng của ngành xây dựng được làm từ chất liệu kaki hoặc pangrim Hàn Quốc. Do tính chất công việc luôn phải thường xuyên hoạt động, tiếp xúc với thời tiết, nhiệt độ cao nên đồng phục của họ phải dày dặn, thấm hút mồ hôi tốt và đặc biệt là không bắt lửa. Ngoài ra, đây là 2 loại vải có giá thành tương đối hợp lý nên được nhiều doanh nghiệp yêu thích và lựa chọn.  

Đồng phục bảo hộ ngành cơ khí

Đồng phục bảo hộ ngành cơ khí bao gồm những bộ phận sau: áo jacker, quần bảo hộ lao động, mũ có kính che mắt, mặt nạ phòng độc, giày, ủng cao su, găng tay da hàn chuyên dụng,.....

Thông thường, trang phục đặc trưng của ngành cơ khí được làm từ chất liệu vải thô, vải jean,..có khả năng chống cháy, bảo vệ công nhân khỏi các tia lửa điện, đặc biệt là phần mặt của công nhân. Bên cạnh đó, đồng phục của ngành cơ khí thường sử dụng màu sắc nhẹ nhàng giúp người mặc có cảm giác thoải mái, tạo không gian mát mẻ khi làm việc. 

Đồng phục bảo hộ ngành mộc

Đồng phục bảo hộ lao động ngành mộc bao gồm những bộ phận như: quần áo bảo hộ lao động, mũ lưỡi trai, giày, găng tay cao su, áo mưa, ủng, mặt nạ phòng độc,....

Thông thường, trang phục đặc trưng của ngành mộc được làm từ chất liệu vải kaki, vải pangrim tạo sự thoải mái khi di chuyển và bảo vệ cơ thể người sử dụng khỏi những tàn gỗ, giảm ma sát khi khiêng vác gỗ trong quá trình làm việc. 

Đồng phục bảo hộ ngành vệ sinh môi trường

Đồng phục bảo hộ lao động ngành vệ sinh môi trường thường bao gồm những phụ kiện sau: áo bảo hộ, áo giáp phản quang, găng tay cao su, ủng cao su,....

Thông thường, trang phục đặc trưng của ngành vệ sinh môi trường được làm từ chất liệu kaki, pangrim, fork,... có công dụng làm nổi bật người lao động giữa đường phố, tránh gây tai nạn khi làm việc và giúp quá trình di chuyển hoạt động dễ dàng hơn. 

Người công nhân trong bất cứ ngành nghề nào cũng phải đối mặt với nguy hiểm rình rập. Chính vì vậy, việc đầu tư vào đồng phục bảo hộ sẽ tạo sự yên tâm cho công nhân và đem lại những lợi ích nhất định.

Làm sạch và bảo quản đồng phục bảo hộ lao động như thế nào cho đúng cách? 

Nếu bạn đang sở hữu một bộ đồng phục bảo hộ lao động và vẫn chưa biết cách bảo quản và làm sạch như thế nào để duy trì được độ bền và màu sắc của nó thì hãy tham khảo thông tin dưới đây của chúng tôi: 

Làm sạch và bảo quản đồng phục bảo hộ lao động như thế nào cho đúng cách?

Cách làm sạch

- Giặt tay: bạn không nên giặt máy quá nhiều bởi các chế độ xoay vắt của máy giặt sẽ khiến sợi vải bị yếu đi, gây giãn sợi vải và khiến hình in bị tróc. Từ đó gây mất form dáng ban đầu.

- Sau khi nhận đồng phục 3 ngày bạn mới nên đem giặt bộ đồng phục. Bởi khi mới xuất xưởng, mực in trên đồng phục còn khá mới, chưa khô và bám chặt trên quần áo. Thay vào đó, bạn nên để đồng phục tiếp xúc với môi trường nhiều nhất có thể để khi giặt tránh bị nhòe hình in. 

- Trong lần giặt đầu tiên, không nên giặt máy, nên giặt tay với nước không có xà phòng. 

- Không nên giặt bằng nước quá lạnh hoặc quá nóng có thể gây giãn sợi vải và làm lỏng lẽo liên kết giữa các sợi.

- Sau khi giặt không nên vắt mạnh tay bởi như vậy sẽ khiến sợi vải bị giãn ra, dễ làm hỏng bộ đồng phục. Tốt nhất, bạn nên gập bộ đồng phục lại và nhấn cho nước thoát ra hết để sợi vải không bị kéo giãn. 

Cách bảo quản

- Không nên để đồng phục tại những nơi ẩm ướt: với đặc tính có khả năng thấm hút tốt, nếu để tại nơi ẩm ướt đồng phục sẽ rất dễ bị nấm mốc và để lại nhiều vệt ố vàng. Nếu không xử lý đúng cách có thể gây một số bệnh ngoài da ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người sử dụng. 

- Khi giặt đồng phục nên lột trái để phơi: điều này giúp đồng phục tránh bị tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời gây bạc màu, khô cứng sợi vải gây khó chịu khi mặc.

- Phơi ngang đồng phục trên dây: những sợi vải trong bộ đồng phục có xu hướng chảy xệ xuống dưới, nếu bạn sử dụng móc để phơi có thể gây nhão quần áo làm mất form dáng của bộ đồng phục. 

- Lưu ý khi là quần áo: với những bộ đồng phục bảo hộ lao động được làm từ 100% cotton thì tuyệt đối không nên là thẳng trực tiếp lên quần áo, thay vào đó bạn nên lộn trái và là ở nhiệt độ thấp để tránh bạc màu quần áo và làm logo hoặc hình in bị biến dạng.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về hướng dẫn lựa chọn đồng phục bảo hộ lao động theo từng ngành nghề mà chúng tôi muốn chia sẻ đến người đọc. Hy vọng đây là những thông tin hữu ích giúp bạn đưa ra quyết định chọn mua phù hợp với đặc thù công việc và nhu cầu của bản thân. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi trong những bài viết tiếp theo để cập nhật thêm những kiến thức hay về chủ đề đồng phục lao động bạn nhé!

==> CLICK THAM KHẢO ĐẶT MUA NGAY CÁC SẢN PHẨM CỦA ÁO ĐIỀU HOÀ KITO CHÍNH HÃNG

Bộ đầy đủ gồm (2 Áo rờii + Pin KITO Nhật 25.000mAh + 2 Quạt 12V + Sạc + Dây nối + 2 Túi đá khô + Phiếu BH 1 Năm) giá KM chỉ còn 1250K

Bộ phụ kiện KITO gồm(Pin KITO Nhật 25.000mAh + 2 Quạt 12V + Sạc + Dây Nối + Phiếu BH 1 Năm) giá KM chỉ còn 850K

Áo rời không phụ kiện có túi đá khô giá KM chỉ còn 350K

Pin rời 25.0000mAh giá KM chỉ còn 549K

2 Quạt rời 12V không chổi than giá KM chỉ còn 350K

------------------

NG TY ÁO ĐIỀU HÒA KITO CHÍNH HÃNG NHẬT BẢN

Địa chỉ: Số 22 ngõ 61 Phạm Tuấn Tài - Cầu Giấy - Hà Nội

Tư vấn: 1900 0296 nhấn phím 1

Bảo hành: 0934 30 55 88(ZALO)

Sỉ/ Đại lý: 0987 35 31 33(ZALO)

Website: https://aodieuhoa.vn